Nguyên nhân đồ hôi đầu ở trẻ em

Đổ mồ hôi ở trẻ là quá trình cần thiết của cơ thể có tác dụng làm mát và điều chỉnh nhiệt độ. Có nhiều nguyên nhân gây ra đổ mồ hôi đầu. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chúng trong bài viết dưới đây:

Đổ mồ hôi đầu ở trẻ là điều bình thường

Đổ mồ hôi là quá trình cần thiết của cơ thể có tác dụng làm mát, điều chỉnh nhiệt độ. Ở trẻ em, việc đổ mồ hôi có thể là do nhiều yếu tố bên ngoài tác động đến như: nhiệt độ phòng, thời tiết nóng bức, quần áo chật,…Do đó, tình trạng đổ mồ hôi này sẽ tự biến mất sau một thời gian ngắn khi cơ thể tự điều tiết thân nhiệt. Để có cách thức chữa trị đổ mồ hôi ở đầu hiệu quả nhất, bố mẹ nên nắm được nguyên nhân của tình trạng này. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là: 

Hệ thần kinh chưa hoàn thiện

Hypothalamus - Kiểm soát nhiệt độ cơ thể 
Hypothalamus – Kiểm soát nhiệt độ cơ thể

 

Về cấu tạo, hệ thần kinh của con người khá phức tạp với nhiều tế bào và dây thần kinh. Chúng có vai trò đưa thông tin 2 chiều giữa não và tủy sống đến những bộ phận khác trong cơ thể. Ngoài ra, chúng còn có khả năng kiểm soát thân nhiệt cho cơ thể. Đối với trẻ em, hệ thần kinh chưa hoàn thiện và phát triển toàn diện nên không thể tự điều chỉnh thân nhiệt giống người lớn. Từ đó dẫn đến tình trạng đầu trẻ bị ra mồ hôi nhiều. (xem thêm)

Vị trí của tuyến mồ hôi

Đầu là khu vực tuyến mồ hôi hoạt động nhiều nhất ở trẻ 
Đầu là khu vực tuyến mồ hôi hoạt động nhiều nhất ở trẻ

 

Không giống người trưởng thành, tuyến mồ hôi hoạt động ở tất cả các bộ phận của cơ thể. Với trẻ em, tuyến mồ hôi chưa hoạt động đầy đủ ở tất cả các bộ phận. Khu vực tuyến mồ hôi hoạt động nhiều nhất ở trẻ là đầu. Vì vậy nếu không gian của bé chật chội, bí bách sẽ khiến trẻ ra nhiều mồ hôi. 

Trẻ bị tăng tiết tuyến mồ hôi

 

Trẻ bị đổ mồ hôi đầu khi mặc phòng thoáng, quần áo rộng rãi
Trẻ bị đổ mồ hôi đầu khi mặc phòng thoáng, quần áo rộng rãi

 

Nếu bạn thấy trẻ bị đổ mồ hôi đầu quá nhiều kể cả khi thời tiết mát mẻ, nhiệt độ phòng hợp lý, quần áo rộng rãi thoải mái thì có thể trẻ đã bị tăng tiết tuyến mồ hôi. Hiện tượng này có thể tự khỏi khi trẻ lớn lên hoặc bố mẹ có thể hướng dẫn trẻ cách kiểm soát tình trạng đổ mồ hôi để không gây tác động đến sinh hoạt thường ngày.

Đang được cho bú

Trẻ thường đổ mồ hôi đầu khi đang bú
Trẻ thường đổ mồ hôi đầu khi đang bú

 

Trẻ ra nhiều mồ hôi đầu khi đang bú là tình trạng đã trở nên quen thuộc, thường gặp ở nhiều trẻ nhỏ. Đó là do khi cho con bú, các mẹ sẽ thường cố định phần đầu của con và giữ tư thế đó trong khoảng thời gian nhất định. Phần cánh tay của mẹ sẽ truyền liên tục hơi ấm cho bé và khiến bé ra nhiều mồ hôi đầu.

Trẻ vận động nhiều

Trẻ đổ mồ hôi đầu khi vận động nhiều
Trẻ đổ mồ hôi đầu khi vận động nhiều

 

Trẻ em thường vui chơi, chạy nhảy nhiều. Đây là do bản tính hiếu động cũng như trí tò mò muốn khám phá nhiều hơn về thế giới xung quanh của trẻ. Hoạt động nhiều kết hợp với thời tiết nóng bức bên ngoài sẽ khiến trẻ ra mồ hôi đầu rất nhiều. Bố mẹ có thể cho con mặc những loại quần áo rộng rãi, thoáng mát và thấm hút mồ hôi. Ngoài ra, cũng nên dặn con nên chơi ở những chỗ có bóng râm để vừa giảm việc ra mồ hôi vừa tránh say nắng ở trẻ. 

Nhiệt độ phòng quá cao

Trẻ bị đổ mồ hôi đầu nhiều trong phòng oi bức
Trẻ bị đổ mồ hôi đầu nhiều trong phòng oi bức

 

Không chỉ có trẻ sơ sinh mà người lớn khi sống trong căn phòng oi bức đều rất dễ đổ mồ hôi đầu. Trẻ em vừa sinh ra không thể tự điều chỉnh nhiệt độ. Do vậy việc đổ mồ hôi khi nhiệt độ cao là chuyện rất bình thường. Ngoài ra, có rất nhiều bà mẹ sợ con mình bị lạnh nên cho trẻ mặc nhiều quần áo, che chắn kĩ lưỡng và đắp chăn khiến trẻ ra nhiều mồ hôi và thậm chí là rôm sảy, nổi mụn. 

Chứng ngưng thở lúc ngủ

Ngưng thở khi ngủ ở trẻ
Ngưng thở khi ngủ ở trẻ

 

Đây cũng được xem là nguyên nhân gây ra tình trạng đổ mồ hôi đầu ở trẻ. Ngưng thở khi ngủ là việc một người bị ngừng thở trong khi ngủ. Nó phổ biến hơn ở trẻ sinh non và xảy ra khi trẻ ngừng thở hơn 20 giây. Biểu hiện là da bé tái nhợt, thở khò khè, cơ thể tiết nhiều mồ hôi. 

Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh SIDS

Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh
Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh

 

Nếu trẻ sơ sinh ngủ trong không gian quá nóng bức, ngột ngạt, phòng ngủ quá bí thì trẻ có thể ngủ li bì, ra mồ hôi nhiều và đặc biệt là có thể ngừng thở – hội chứng đột tử SIDS. 

Một số bệnh lý khác

Bệnh tim gây đổ mồ hôi đầu ở trẻ
Bệnh tim gây đổ mồ hôi đầu ở trẻ

 

Một loạt các tình trạng bệnh lý có thể khiến trẻ đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường như: bệnh tim, ung thư, rối loạn hệ thống nội tiết, rối loạn kiểm soát glucose, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, bệnh phổi, nhiễm trùng, bất thường bẩm sinh, rối loạn di truyền,…

 

Đổ mồ hôi đầu là hiện tượng thường gặp ở đa số trẻ nhỏ. Do vậy, bố mẹ không cần quá lo lắng khi con ra mồ hôi ở đầu. Thay vào đó, bố mẹ có thể thực hiện một số phương pháp để con thoải mái hơn khi bị ra mồ hôi như: cho con ở những nơi thoáng mát; mặc quần áo dễ chịu; cho con uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây, rau xanh; lau khô mồ hôi cho trẻ và đặc biệt là vệ sinh trẻ sạch sẽ mỗi ngày. Khi trẻ có tình trạng đổ mồ hôi quá nhiều, tốt nhất hãy đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế để được kiểm tra nhằm xử lý kịp thời những vấn đề sức khỏe ngoài ý muốn.