Mật độ xương ở bệnh nhân nam suy thận mạn giai đoạn III và IV

About this capture

Common Crawl

Suy thận mạn (STM) thực sự là một gánh nặng bệnh tật của xã hội. Suy thận mạn có rất nhiều biến chứng khác nhau, trong đó có biến chứng tổn thương xương [5]. Tổn thương xương có thể xuất hiện ngay ở giai đoạn sớm của STM.. Cùng với sự tiến bộ của y học, đã có  nhiều  phương  pháp  để  đánh  giá  tổn thương xương, trong đó có phương pháp đo mật độ xương (MĐX). Hiện nay có nhiều kỹ thuật đo MĐX nhưng đo MĐX bằng phương pháp hấp thụ năng lượng kép X quang (Dual- photon X-ray Absortiometry – DXA) được xem là phương pháp chuẩn để đánh giá MĐX cũng như  để chẩn đoán loãng xương (LX) [2].
Tổn thương xương do STM có thể không có triệu chứng lâm sàng, khi xuất hiện triệu chứng như đau xương, biến dạng xương và gãy xương thì thường là đã tổn thương xương nặng  hoặc  ở  giai  đoạn  cuối  của  suy  thận. Nhằm góp phần phát hiện sớm và phòng biến chứng tổn thương xương ở bệnh nhân STM chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu mật độ xương và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân nam suy thận mạn  giai đoạn III và IV” với 2 mục tiêu: 1) Đánh giá mật độ xương bằng phương pháp DXA ở bệnh nhân nam  suy  thận  mạn  chưa  điều  trị  thay  thế.
2) Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến mật độ xương ở các đối tượng nêu trên.
II.    ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1.    Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu bao gồm 80 bệnh nhân nam được chọn ngẫu nhiên tuổi từ 20- 50, được chẩn đoán là STM có mức lọc cầu thận (MLCT) < 30 ml/phút (giai đoạn III- IV), điều trị tại khoa Thận tiết niệu – Bệnh viện Bạch Mai trong thời gian từ 10/2008 đến 9/2009. Chúng tôi loại khỏi nghiên cứu các trường hợp: Suy thận cấp, tuổi > 50 tuổi, đã điều trị thay thế, suy thận do viêm cầu thận Lupus, viêm cầu thận có hội chứng thận hư. Một số bệnh đi kèm ảnh hưởng tới mật độ xương như: suy dinh dưỡng, rối loạn hấp thu, bệnh nội tiết (đái tháo đường, Cushing, bệnh tuyến giáp…), bệnh xương khớp mạn. BN có các yếu tố ảnh hưởng tới MĐX: bất động ké dài trên 1 tháng, đang dùng thuốc có ảnh hưởng tới MĐX: thuốc điều trị LX, corticoide, thuốc gây độc tế bào, thuốc chống động kinh, heparin, hormon tuyến giáp.
Suy thận mạn có nhiều biến chứng khác nhau trong đó có biến chứng tổn thương xương. Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá mật độ xương (MDX) bằng phương pháp pháp hấp thụ năng lượng kép X quang (Dual-photon X-ray Absortiometry – DXA) ở bệnh nhân nam suy thận mạn chưa điều trị thay thế và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến mật độ xương ở các đối tượng nêu trên. Kết quả đề tài cho thấy: (1)Tại vị trí cổ xương đùi, bệnh nhân có giảm MDX là 57,5%, có loãng xương là 6,3%. Tại vị trí cột sống thắt lưng (CSTL), tỷ lệ này tương ứng là 51,2%; 13,8% và 65%. MDX tại cổ xương đùi là 0,849 ± 0,110 (g/cm2) và tại CSTL là 0,934 ± 0,127 (g/cm2). Có tương quan thuận giữa MDX đo tại hai  vị trí với r = 0,41 (p < 0,001). (2) Có tương quan thuận giữa MDX tại cổ xương đùi với calci toàn phần huyết thanh (r = 0,26; p < 0,05) và giữa MDX tại cột sống với phosphatse kiềm huyết thanh (r = 0,50; p < 0,001). Có mối tương quan nghịch giữa MDX tại cổ xương đùi với nồng độ PTH huyết thanh (r = – 0,23; p < 0,05). Nam giới suy thận mạn  có tuổi < 50  giảm MDX gặp với một tỷ lệ tương đối cao. Phosphatase kiềm  huyết thanh càng thấp thì MĐX tại CSTL càng giảm. Tình trạng cường cận giáp trạng thứ phát càng nặng MĐX tại CXĐ càng giảm.

Suy thận mạn (STM) thực sự là một gánh nặng bệnh tật của xã hội. Suy thận mạn có rất nhiều biến chứng khác nhau, trong đó có biến chứng tổn thương xương [5]. Tổn thương xương có thể xuất hiện ngay ở giai đoạn sớm của STM.. Cùng với sự tiến bộ của y học, đã có  nhiều  phương  pháp  để  đánh  giá  tổn thương xương, trong đó có phương pháp đo mật độ xương (MĐX). Hiện nay có nhiều kỹ thuật đo MĐX nhưng đo MĐX bằng phương pháp hấp thụ năng lượng kép X quang (Dual- photon X-ray Absortiometry – DXA) được xem là phương pháp chuẩn để đánh giá MĐX cũng như  để chẩn đoán loãng xương (LX) [2].
Tổn thương xương do STM có thể không có triệu chứng lâm sàng, khi xuất hiện triệu chứng như đau xương, biến dạng xương và gãy xương thì thường là đã tổn thương xương nặng  hoặc  ở  giai  đoạn  cuối  của  suy  thận. Nhằm góp phần phát hiện sớm và phòng biến chứng tổn thương xương ở bệnh nhân STM chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu mật độ xương và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân nam suy thận mạn  giai đoạn III và IV” với 2 mục tiêu: 1) Đánh giá mật độ xương bằng phương pháp DXA ở bệnh nhân nam  suy  thận  mạn  chưa  điều  trị  thay  thế.
2) Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến mật độ xương ở các đối tượng nêu trên.
II.    ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1.    Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu bao gồm 80 bệnh nhân nam được chọn ngẫu nhiên tuổi từ 20- 50, được chẩn đoán là STM có mức lọc cầu thận (MLCT) < 30 ml/phút (giai đoạn III- IV), điều trị tại khoa Thận tiết niệu – Bệnh viện Bạch Mai trong thời gian từ 10/2008 đến 9/2009. Chúng tôi loại khỏi nghiên cứu các trường hợp: Suy thận cấp, tuổi > 50 tuổi, đã điều trị thay thế, suy thận do viêm cầu thận Lupus, viêm cầu thận có hội chứng thận hư. Một số bệnh đi kèm ảnh hưởng tới mật độ xương như: suy dinh dưỡng, rối loạn hấp thu, bệnh nội tiết (đái tháo đường, Cushing, bệnh tuyến giáp…), bệnh xương khớp mạn. BN có các yếu tố ảnh hưởng tới MĐX: bất động ké dài trên 1 tháng, đang dùng thuốc có ảnh hưởng tới MĐX: thuốc điều trị LX, corticoide, thuốc gây độc tế bào, thuốc chống động kinh, heparin, hormon tuyến giáp.
Suy thận mạn có nhiều biến chứng khác nhau trong đó có biến chứng tổn thương xương. Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá mật độ xương (MDX) bằng phương pháp pháp hấp thụ năng lượng kép X quang (Dual-photon X-ray Absortiometry – DXA) ở bệnh nhân nam suy thận mạn chưa điều trị thay thế và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến mật độ xương ở các đối tượng nêu trên. Kết quả đề tài cho thấy: (1)Tại vị trí cổ xương đùi, bệnh nhân có giảm MDX là 57,5%, có loãng xương là 6,3%. Tại vị trí cột sống thắt lưng (CSTL), tỷ lệ này tương ứng là 51,2%; 13,8% và 65%. MDX tại cổ xương đùi là 0,849 ± 0,110 (g/cm2) và tại CSTL là 0,934 ± 0,127 (g/cm2). Có tương quan thuận giữa MDX đo tại hai  vị trí với r = 0,41 (p < 0,001). (2) Có tương quan thuận giữa MDX tại cổ xương đùi với calci toàn phần huyết thanh (r = 0,26; p < 0,05) và giữa MDX tại cột sống với phosphatse kiềm huyết thanh (r = 0,50; p < 0,001). Có mối tương quan nghịch giữa MDX tại cổ xương đùi với nồng độ PTH huyết thanh (r = – 0,23; p < 0,05). Nam giới suy thận mạn  có tuổi < 50  giảm MDX gặp với một tỷ lệ tương đối cao. Phosphatase kiềm  huyết thanh càng thấp thì MĐX tại CSTL càng giảm. Tình trạng cường cận giáp trạng thứ phát càng nặng MĐX tại CXĐ càng giảm.


Mật độ xương ở bệnh nhân nam suy thận mạn giai đoạn III và IV “


   

IDM

( TẮT NÓ TRƯỚC KHI TẢI TÀI LIỆU )

KHI CÓ LỖI LIÊN QUAN ĐẾN NẠPTRỪ ĐIỂM, TÀI LIỆU CHỈ CÓ MỘT PHẦN XIN VUI LÒNG LIÊN HÊ BỘ PHẬN HỖ TRỢ.

NẠP

TRỪ

CHỈ CÓ MỘT PHẦN

( 24/24H )

( 8AM – 8PM )

|

|

|

|

|