Tác dụng điện châm huyệt Nội quan, Thần môn, Tam âm giao trong điều trị mất ngủ không thực tổn

About this capture

Common Crawl

 Mất ngủ là trạng thái không thõa mãn về số lượng và/hoặc chất lượng của giấc ngủ, tồn tại trong một thời gian dài, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ và khả năng làm việc của người bệnh [23].

 Mất ngủ là trạng thái không thõa mãn về số lượng và/hoặc chất lượng của giấc ngủ, tồn tại trong một thời gian dài, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ và khả năng làm việc của người bệnh [23].

Các rối loạn     thường gặp  trong mất ngủ bao      gồm    khó  đi vào       giấc ngủ,

Các rối loạn     thường gặp  trong mất ngủ bao      gồm    khó  đi vào       giấc ngủ,

ngủ không yên giấc, dậy sớm không ngủ lại được hoặc tỉnh dậy nhiều lần trong khi ngủ. Ở người cao tuổi, thời gian ngủ sẽ ít dần, có khuynh hướng ngủ muộn hơn và thức dậy sớm hơn. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất là chất lượng của giấc ngủ, sau khi ngủ dậy phải cảm thấy tinh thần sảng khoái, phấn chấn, thích làm việc.

ngủ không yên giấc, dậy sớm không ngủ lại được hoặc tỉnh dậy nhiều lần trong khi ngủ. Ở người cao tuổi, thời gian ngủ sẽ ít dần, có khuynh hướng ngủ muộn hơn và thức dậy sớm hơn. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất là chất lượng của giấc ngủ, sau khi ngủ dậy phải cảm thấy tinh thần sảng khoái, phấn chấn, thích làm việc.

Mất ngủ đã được đề cập từ lâu và ngày càng trở thành một hiện tượng khá phổ biến trong xã hội hiện đại. Theo Tổ chức y tế thế giới, nghiên cứu ở 15 khu vực khác nhau trên thế giới ước tính khoảng 26,8% người bị mất ngủ được khám và điều trị tại các trung tâm chăm sóc sức khoẻ ban đầu [6]. Theo công bố của viện Gallup Mỹ năm 1990 nghiên cứu ở 8 nước cho thấy tỷ lệ mất ngủ khá cao, riêng ở Mỹ có 10-20% người mất ngủ đáng kể, trong đó đa số các trường hợp không được quan tâm đúng mức và điều trị thích hợp [6], [72]. Ở Việt Nam, rối loạn giấc ngủ chiếm tỷ lệ cao (50-80%), thường gặp rối loạn trầm cảm, rối loạn lo âu và các bệnh lý tâm sinh [6].

Mất ngủ đã được đề cập từ lâu và ngày càng trở thành một hiện tượng khá phổ biến trong xã hội hiện đại. Theo Tổ chức y tế thế giới, nghiên cứu ở 15 khu vực khác nhau trên thế giới ước tính khoảng 26,8% người bị mất ngủ được khám và điều trị tại các trung tâm chăm sóc sức khoẻ ban đầu [6]. Theo công bố của viện Gallup Mỹ năm 1990 nghiên cứu ở 8 nước cho thấy tỷ lệ mất ngủ khá cao, riêng ở Mỹ có 10-20% người mất ngủ đáng kể, trong đó đa số các trường hợp không được quan tâm đúng mức và điều trị thích hợp [6], [72]. Ở Việt Nam, rối loạn giấc ngủ chiếm tỷ lệ cao (50-80%), thường gặp rối loạn trầm cảm, rối loạn lo âu và các bệnh lý tâm sinh [6].

Mất ngủ kéo dài sẽ dẫn đến giảm trí nhớ, khó tập trung chú ý, giảm sút khả năng lao động và hậu quả tất yếu là làm giảm chất lượng sống, nguy cơ phát sinh một số bệnh hoặc làm nặng thêm bệnh đang mắc. Bên cạnh đó, còn có sự liên quan giữa mất ngủ và các rối loạn tâm thần, nghiện rượu, lạm dụng thuốc, chức năng miễn dịch, tim mạch, tử vong [50], [57], [78], [79].

Mất ngủ kéo dài sẽ dẫn đến giảm trí nhớ, khó tập trung chú ý, giảm sút khả năng lao động và hậu quả tất yếu là làm giảm chất lượng sống, nguy cơ phát sinh một số bệnh hoặc làm nặng thêm bệnh đang mắc. Bên cạnh đó, còn có sự liên quan giữa mất ngủ và các rối loạn tâm thần, nghiện rượu, lạm dụng thuốc, chức năng miễn dịch, tim mạch, tử vong [50], [57], [78], [79].

Mất ngủ trong Y học cổ truyền gọi là chứng “Thất miên”, “Bất mị”, “Bất đắc miên”… Nguyên nhân từ các tạng Tâm, Tỳ, Can, Thận, chủ yếu là do Tâm và Tỳ hư, âm hư hoả vượng, khí của Tâm và Đởm hạ, Vị không điều hoà và bị suy nhược sau khi bị bệnh. Sách Cảnh Nhạc toàn thư ghi: “Ngủ là gốc ở phần âm mà thần làm chủ, thần yên thì ngủ được”. Thần sở dĩ không yên một là do tà khí nhiễu động, hai là do tinh khí không đủ [42], [43].

Mất ngủ trong Y học cổ truyền gọi là chứng “Thất miên”, “Bất mị”, “Bất đắc miên”… Nguyên nhân từ các tạng Tâm, Tỳ, Can, Thận, chủ yếu là do Tâm và Tỳ hư, âm hư hoả vượng, khí của Tâm và Đởm hạ, Vị không điều hoà và bị suy nhược sau khi bị bệnh. Sách Cảnh Nhạc toàn thư ghi: “Ngủ là gốc ở phần âm mà thần làm chủ, thần yên thì ngủ được”. Thần sở dĩ không yên một là do tà khí nhiễu động, hai là do tinh khí không đủ [42], [43].

Y học cổ truyền có nhiều phương pháp để điều trị mất ngủ như dùng thuốc, khí công, dưỡng sinh.. .Mỗi phương pháp đều có ưu điểm riêng và mục đích cuối cùng là đưa bệnh nhân đến giấc ngủ tự nhiên.

Y học cổ truyền có nhiều phương pháp để điều trị mất ngủ như dùng thuốc, khí công, dưỡng sinh.. .Mỗi phương pháp đều có ưu điểm riêng và mục đích cuối cùng là đưa bệnh nhân đến giấc ngủ tự nhiên.

Song song với các phương pháp đó, từ xưa châm cứu cũng đã được áp dụng và cho thấy đây là một trong những phương pháp điều trị mất ngủ có hiệu quả. Châm cứu là một phương pháp dễ thực hiện, chi phí thấp, rút ngắn thời gian điều trị, giảm hậu quả bệnh lý và có thể áp dụng rộng rãi ở nhiều tuyến y tế [29], [34], [35].

Song song với các phương pháp đó, từ xưa châm cứu cũng đã được áp dụng và cho thấy đây là một trong những phương pháp điều trị mất ngủ có hiệu quả. Châm cứu là một phương pháp dễ thực hiện, chi phí thấp, rút ngắn thời gian điều trị, giảm hậu quả bệnh lý và có thể áp dụng rộng rãi ở nhiều tuyến y tế [29], [34], [35].

Nhóm huyệt Nội quan, Thần môn, Tam âm giao từ lâu được biết là nhóm huyệt kinh điển có tác dụng an thần, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào về việc áp dụng nhóm huyệt này để điều trị mất ngủ không thực tổn.

Nhóm huyệt Nội quan, Thần môn, Tam âm giao từ lâu được biết là nhóm huyệt kinh điển có tác dụng an thần, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào về việc áp dụng nhóm huyệt này để điều trị mất ngủ không thực tổn.

Nhằm kế thừa, phát huy vốn quý của Y  học  cổ truyền và góp  phần

Nhằm kế thừa, phát huy vốn quý của Y  học  cổ truyền và góp  phần

nghiên cứu về điện châm trong điều trị mất ngủ, chúng tôi thực hiện đề tài “Đánh giá tác dụng điện châm huyệt Nội quan, Thần môn, Tam âm giao trong điều trị mất ngủ không thực tổn” nhằm mục tiêu:

nghiên cứu về điện châm trong điều trị mất ngủ, chúng tôi thực hiện đề tài “Đánh giá tác dụng điện châm huyệt Nội quan, Thần môn, Tam âm giao trong điều trị mất ngủ không thực tổn” nhằm mục tiêu:

1.     Đánh giá tác dụng điện châm huyệt Nội quan, Thần môn, Tam âm giao trong điều trị mất ngủ không thực tổn.

1.     Đánh giá tác dụng điện châm huyệt Nội quan, Thần môn, Tam âm giao trong điều trị mất ngủ không thực tổn.

2.     So sánh tác dụng điện châm huyệt Nội quan, Thần môn, Tam âm giao trên 2 thể: Tâm Tỳ hư và Tâm Thận bất giao.

2.     So sánh tác dụng điện châm huyệt Nội quan, Thần môn, Tam âm giao trên 2 thể: Tâm Tỳ hư và Tâm Thận bất giao.


Tác dụng điện châm huyệt Nội quan, Thần môn, Tam âm giao trong điều trị mất ngủ không thực tổn “


   

IDM

( TẮT NÓ TRƯỚC KHI TẢI TÀI LIỆU )

KHI CÓ LỖI LIÊN QUAN ĐẾN NẠPTRỪ ĐIỂM, TÀI LIỆU CHỈ CÓ MỘT PHẦN XIN VUI LÒNG LIÊN HÊ BỘ PHẬN HỖ TRỢ.

NẠP

TRỪ

CHỈ CÓ MỘT PHẦN

( 24/24H )

( 8AM – 8PM )

|

|

|

|

|