Phát hiện đảo đoạn quanh tâm nhiễm sắc thẻ số 9 ở các cặp vợ chồng bắt thường sinh sản hoặc nguy cơ cao sinh con dị tật bẩm sinh

About this capture

Alexa Crawls

Alexa Crawls

Nghiên cứu nhằm phát hiện đột biến đảo đoạn quanh tâm nhiễm sắc thể (NST) số 9 ở các cặp vợ chồng bất thường sinh sản hoặc nguy cơ cao sinh con bất thường. Kết quả đã phát hiện 4 trường hợp bị đảo đoạn quanh tâm NST số 9 ở 3 cặp vợ chồng. Cặp vợ chồng thứ nhất: vô sinh I, chồng không có tinh trùng, karyotyp của chồng đảo đoạn quanh tâm NST 9. Cặp vợ chồng thứ hai: vợ bị thai lưu 2 lần, sẩy thai 1 lần, karyotyp của chồng bị đảo đoạn quanh tâm NST 9. Cặp vợ chồng thứba: đã có 1 con trai bình thường, vợ mang thai được chẩn đoán trước sinh với karyotyp tế bào ối là thai nữ có đảo đoạn quanh tâm NST 9. Phân tích NST cả hai vợ chồng đã phát hiện NST 9 đảo đoạn của thai được di truyền từngười vợ. Cả 4 trường hợp đảo đoạn quanh tâm NST số 9 đã gặp đều là dị hợp tửloại [inv(9)(p11q13)].

Nghiên cứu nhằm phát hiện đột biến đảo đoạn quanh tâm nhiễm sắc thể (NST) số 9 ở các cặp vợ chồng bất thường sinh sản hoặc nguy cơ cao sinh con bất thường. Kết quả đã phát hiện 4 trường hợp bị đảo đoạn quanh tâm NST số 9 ở 3 cặp vợ chồng. Cặp vợ chồng thứ nhất: vô sinh I, chồng không có tinh trùng, karyotyp của chồng đảo đoạn quanh tâm NST 9. Cặp vợ chồng thứ hai: vợ bị thai lưu 2 lần, sẩy thai 1 lần, karyotyp của chồng bị đảo đoạn quanh tâm NST 9. Cặp vợ chồng thứba: đã có 1 con trai bình thường, vợ mang thai được chẩn đoán trước sinh với karyotyp tế bào ối là thai nữ có đảo đoạn quanh tâm NST 9. Phân tích NST cả hai vợ chồng đã phát hiện NST 9 đảo đoạn của thai được di truyền từngười vợ. Cả 4 trường hợp đảo đoạn quanh tâm NST số 9 đã gặp đều là dị hợp tửloại [inv(9)(p11q13)].

Bất thường nhiễm sắc thể (NST) là nguyên nhân của ít nhất 50% các trường hợp sẩy thai, thai lưu liên tiếp và là nguyên nhân chủ yếu gây dị tật bẩm sinh, là vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều cặp vợ chồng, sẩy thai gặp ở khoảng 15% các trường hợp có thai của phụ nữ và được cho là các biến chứng thường hay gặp. Trong số thai sẩy trong quý đầu, có thể tới 50 – 60% do bất thường NST [6]. Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bất thường NST có thể gặp ở 2-8% số các cặp vợ chồng có sẩy thai liên tiếp. Bất thường cấu trúc NST là nguyên nhân hay gặp nhất gây sẩy thai. Đảo đoạn quanh tâm đã được mô tả ở tất cả các NST. Sự xuất hiện của NST đảo đoạn phụ thuộc vào sự bền vững của từng NST ở các mức độ khác nhau, tần số đảo đoạn quanh tâm NST trong quần thể nói chung gặp từ 0,089 đến 0,34. Theo một số tác giả, trong số các dạng đảo đoạn, loại đảo đoạn quanh tâm NST số 9 thường được coi là tính đa hình bình thường và tần số theo công bố gặp từ 1-2% trong quần thể nói chung. Mặc dầu hậu quả của đảo đoạn quanh tâm NST số 9 trên lâm sàng còn chưa được sáng tỏ, nhưng đã có nhiều nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa đảo đoạn quanh tâm NST số 9 và sẩy thai liên tiếp [6]. Đảo đoạn quanh tâm NST số 9 gặp với tỷ lệ cao ở các trường hợp trẻ sơ sinh bị bất thường bẩm sinh. Nghiên cứu của Jeong S.Y. trên 431 trẻ sơ sinh có bất thường bẩm sinh tại Hàn Quốc cho thấy có 60/431 trẻ có bất thường NST trong đó hay gặp nhất là đảo đoạn quanh tâm NST số 9. Đảo đoạn quanh tâm NST số 9 còn là nguyên nhân gây vô sinh ở nhiều cặp vợ chồng [5]. Collodel G. và cs đã phân tích tinh dịch và xét nghiệm di truyền của những nam giới đảo đoạn quanh tâm NST số 9 đã phát hiện những người này hoặc không có tinh trùng có thể kèm theo mất đoạn nhỏ trên NST Y, hoặc có mật độ tinh trùng bình thường nhưng giảm di động [3]. Nhiều nghiên cứu ở các cặp vợ chồng bất thường sinh sản cho thấy việc sàng lọc các bất thường chất liệu di truyền đã phát hiện được nguyên nhân gây sẩy thai liên tiếp do đột biến NST và chủ yếu do đột biến cấu trúc gây nên. Để góp phần phát hiện nguyên nhân rối loạn vật chất di truyền và tư vấn di truyền cho các cặp vợ chồng có bất thường sinh sản và tư vấn trong chẩn đoán trước sinh, đề tài được thực hiện với mục tiêu:
Phát hiện đột biến đảo đoạn quanh tâm NST số 9 ở các cặp vợ chồng bất thường sinh sản hoặc nguy cơ cao sinh con bất thường.
II.    ĐÓI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1.    Đối tượng nghiên cứu
–    Các cặp vợ chồng bất thường sinh sản với biểu hiện vô sinh nguyên phát hoặc có hiện tượng sẩy thai, thai lưu liên tiếp.
–    Các cặp vợ chồng có vợ mang thai được chỉ định chọc ối chẩn đoán trước sinh do phát hiện có nguy cơ cao sinh con dị tật bẩm sinh bao gồm: siêu âm thai có bất thường; sàng lọc triple test hoặc double test nguy cơ cao; tiền sử sinh con dị tật hoặc sẩy thai, thai lưu liên tiếp; mẹ lớn tuổi (> 35 tuổi) kết hợp với test sàng lọc có nguy cơ cao; vợ hoặc chồng có rối loạn cấu trúc NST di truyền được như mất đoạn, đảo đoạn hoặc chuyển đoạn.
–    Nghiên cứu được thực hiện tại
+ Labo Di truyền tế bào và Di truyền phân tử của bộ môn Y sinh học – Di truyền – Đại học Y Hà Nội.
+ Trung tâm chẩn đoán trước sinh – Bệnh viện Phụ sản trung ương.
2.2.    Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp di truyền tế bào:
–    Tiến hành nuôi cấy bạch cầu lympho máu ngoại vi theo phương pháp của Hungerford D. A. có cải tiến. Thu hoạch làm tiêu bản NST ở kì giữa.
–    Tiến hành nuôi cấy tế bào ối: Lấy mẫu ối qua thành bụng dưới sự hướng dẫn của siêu âm. Lượng ối được lấy từ 10-20ml (từ tuần thứ 15 trở đi). Tế bào ối được nuôi cấy trong môi trường amniomax với điều kiện tủ ấm 37oC, nồng độ C02 5% và nguồn ẩm.
Cả hai phương pháp nuôi cấy đều được thu hoạch và nhuộm NST theo phương pháp nhuộm giemsa thông thường và nhuộm băng G. Lập karyotyp bằng hệ thống xếp NST tự động Karyotyping với phần mềm Ikaros của hãng Carzei – Đức.

Bất thường nhiễm sắc thể (NST) là nguyên nhân của ít nhất 50% các trường hợp sẩy thai, thai lưu liên tiếp và là nguyên nhân chủ yếu gây dị tật bẩm sinh, là vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều cặp vợ chồng, sẩy thai gặp ở khoảng 15% các trường hợp có thai của phụ nữ và được cho là các biến chứng thường hay gặp. Trong số thai sẩy trong quý đầu, có thể tới 50 – 60% do bất thường NST [6]. Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bất thường NST có thể gặp ở 2-8% số các cặp vợ chồng có sẩy thai liên tiếp. Bất thường cấu trúc NST là nguyên nhân hay gặp nhất gây sẩy thai. Đảo đoạn quanh tâm đã được mô tả ở tất cả các NST. Sự xuất hiện của NST đảo đoạn phụ thuộc vào sự bền vững của từng NST ở các mức độ khác nhau, tần số đảo đoạn quanh tâm NST trong quần thể nói chung gặp từ 0,089 đến 0,34. Theo một số tác giả, trong số các dạng đảo đoạn, loại đảo đoạn quanh tâm NST số 9 thường được coi là tính đa hình bình thường và tần số theo công bố gặp từ 1-2% trong quần thể nói chung. Mặc dầu hậu quả của đảo đoạn quanh tâm NST số 9 trên lâm sàng còn chưa được sáng tỏ, nhưng đã có nhiều nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa đảo đoạn quanh tâm NST số 9 và sẩy thai liên tiếp [6]. Đảo đoạn quanh tâm NST số 9 gặp với tỷ lệ cao ở các trường hợp trẻ sơ sinh bị bất thường bẩm sinh. Nghiên cứu của Jeong S.Y. trên 431 trẻ sơ sinh có bất thường bẩm sinh tại Hàn Quốc cho thấy có 60/431 trẻ có bất thường NST trong đó hay gặp nhất là đảo đoạn quanh tâm NST số 9. Đảo đoạn quanh tâm NST số 9 còn là nguyên nhân gây vô sinh ở nhiều cặp vợ chồng [5]. Collodel G. và cs đã phân tích tinh dịch và xét nghiệm di truyền của những nam giới đảo đoạn quanh tâm NST số 9 đã phát hiện những người này hoặc không có tinh trùng có thể kèm theo mất đoạn nhỏ trên NST Y, hoặc có mật độ tinh trùng bình thường nhưng giảm di động [3]. Nhiều nghiên cứu ở các cặp vợ chồng bất thường sinh sản cho thấy việc sàng lọc các bất thường chất liệu di truyền đã phát hiện được nguyên nhân gây sẩy thai liên tiếp do đột biến NST và chủ yếu do đột biến cấu trúc gây nên. Để góp phần phát hiện nguyên nhân rối loạn vật chất di truyền và tư vấn di truyền cho các cặp vợ chồng có bất thường sinh sản và tư vấn trong chẩn đoán trước sinh, đề tài được thực hiện với mục tiêu:
Phát hiện đột biến đảo đoạn quanh tâm NST số 9 ở các cặp vợ chồng bất thường sinh sản hoặc nguy cơ cao sinh con bất thường.
II.    ĐÓI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1.    Đối tượng nghiên cứu
–    Các cặp vợ chồng bất thường sinh sản với biểu hiện vô sinh nguyên phát hoặc có hiện tượng sẩy thai, thai lưu liên tiếp.
–    Các cặp vợ chồng có vợ mang thai được chỉ định chọc ối chẩn đoán trước sinh do phát hiện có nguy cơ cao sinh con dị tật bẩm sinh bao gồm: siêu âm thai có bất thường; sàng lọc triple test hoặc double test nguy cơ cao; tiền sử sinh con dị tật hoặc sẩy thai, thai lưu liên tiếp; mẹ lớn tuổi (> 35 tuổi) kết hợp với test sàng lọc có nguy cơ cao; vợ hoặc chồng có rối loạn cấu trúc NST di truyền được như mất đoạn, đảo đoạn hoặc chuyển đoạn.
–    Nghiên cứu được thực hiện tại
+ Labo Di truyền tế bào và Di truyền phân tử của bộ môn Y sinh học – Di truyền – Đại học Y Hà Nội.
+ Trung tâm chẩn đoán trước sinh – Bệnh viện Phụ sản trung ương.
2.2.    Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp di truyền tế bào:
–    Tiến hành nuôi cấy bạch cầu lympho máu ngoại vi theo phương pháp của Hungerford D. A. có cải tiến. Thu hoạch làm tiêu bản NST ở kì giữa.
–    Tiến hành nuôi cấy tế bào ối: Lấy mẫu ối qua thành bụng dưới sự hướng dẫn của siêu âm. Lượng ối được lấy từ 10-20ml (từ tuần thứ 15 trở đi). Tế bào ối được nuôi cấy trong môi trường amniomax với điều kiện tủ ấm 37oC, nồng độ C02 5% và nguồn ẩm.
Cả hai phương pháp nuôi cấy đều được thu hoạch và nhuộm NST theo phương pháp nhuộm giemsa thông thường và nhuộm băng G. Lập karyotyp bằng hệ thống xếp NST tự động Karyotyping với phần mềm Ikaros của hãng Carzei – Đức.


Phát hiện đảo đoạn quanh tâm nhiễm sắc thẻ số 9 ở các cặp vợ chồng bắt thường sinh sản hoặc nguy cơ cao sinh con dị tật bẩm sinh “


   

IDM

( TẮT NÓ TRƯỚC KHI TẢI TÀI LIỆU )

KHI CÓ LỖI LIÊN QUAN ĐẾN NẠPTRỪ ĐIỂM, TÀI LIỆU CHỈ CÓ MỘT PHẦN XIN VUI LÒNG LIÊN HÊ BỘ PHẬN HỖ TRỢ.

NẠP

TRỪ

CHỈ CÓ MỘT PHẦN

( 24/24H )

( 8AM – 8PM )

|

|

|

|

|